Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Chào mừng ngày “Bảo vệ và Chăm sóc Người khuyết tật Việt Nam 18/4”

Chào mừng ngày “Bảo vệ và Chăm sóc Người khuyết tật Việt Nam 18/4”
Hướng đến ngày toàn dân Bảo vệ và Chăm sóc Người khuyết tật Việt Nam (18/4) rất nhiều hoạt động thiết thực và mang ý nghĩa:
Hội Liên Hiệp Thanh Niên phối hợp với Hội Thanh Niên Khuyết Tật TP.HCM tổ chức chương trình: Giao Lưu Nghệ thuật “Từ Trái Tim Đến Trái Tim” vào lúc 19g30 ngày 17/4/2011 tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố.
Hoạt động diễn ra rất sôi nổi và đa dạng cho Người khuyết tật (NKT) khắp cả nước, tất cả những gì họ làm được chúng ta vô cùng khâm phục trước nghị lực, trước quyết tâm của NKT trong xã hội và nhằm tiếp thêm sức mạnh cho NKT vững bước đi lên trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Đó là được sống, được làm việc và cống hiên như những người bình thường khác. Đồng thời giúp cho các bạn sinh viên và những người dân thay đổi niềm tin về NKT giúp đỡ họ vượt qua mặc cảm bản thân để tiếp tục hòa nhập vào cuộc sống và phát triển. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM tổ chức chương trình Văn nghệ “Từ Trái Tim Đến Trái Tim”. Tuy rằng chương trình này có một số ít tiết mục nhỏ nhoi nhưng điều đó cũng đã nói lên được những khả năng của NKT, những nổ lực của bản thân những cố gắn mà họ đã làm cho chính bản thân mình cũng như cộng đồng xã hội.
Cùng về tham dự cùng về tham dự còn có các anh chị đại diên trong Hội Liên hiệp Thanh niên cùng các Đoàn viên Thanh niên và các Cơ sở Khuyết tật trong Quận, Huyện trong Thành phố.
Chương trình giao lưu ngoài các đơn vị NKT còn có các anh chị Ca sĩ: Đàm Vĩnh Hưng, Phi Hùng và Biên Đạo các nhóm múa đến phục vụ cho buổi Giao lưu trong tình yêu thương với ý nghĩa: “Từ Trái Tim Đến Trái Tim” Với sự chia sẻ của Hội Liên hiệp thanh niên TP. Bằng tích cực hoạt động sống đẹp, sống có ích: nhân ngày của NKT - UBND Thành phố cùng đồng hành với Hội Liên hiệp Thanh niên tổ chức trao tặng 15 xuất học bổng với mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/1 xuất cho các bạn Sinh viên Khuyết tật đang theo học tại các Trường cao Đẳng trên địa bàn TP.
Qua lời phát biểu ông Hoàng Vũ - Phó Bí thư Thành đoàn Chủ Tịch Hội LHTN Việt Nam TP.HCM, với thông điệp: “Từ Trái Tim Đến Trái Tim” mong muốn chúng ta được gặp nhau chia sẻ và ngưỡng mộ bằng những nổ lực từ cá nhân của NKT. Hy vọng rằng những tình cảm này sẻ được kết nối và vun bồi mãi mãi để các bạn thanh niên TP.HCM chúng ta cùng hòa nhập, cùng chung sống trong một Thành phố rất năng động và phát triển.
Bản tin - Trần Văn Trung
CLB Hướng Nghiệp Khuyết Tật Trẻ TP.HCM

Đại Hội Lần Thứ Nhất Liên hiệp Hội Người Khuyết Tật (NKT) Việt Nam

      Hội đã diễn ra vào ngày 26/3/2011 tại Khách sạn La Thành, Hà Nội. Sau một ngày làm việc khẩn trương, hiệp thương Ban chấp hành Đại hội đã công bố quyết định thành lập Liên hiệp Hội về NKT Việt Nam; thông qua điều lệ, chương trình hoạt động; bầu cử Ban chấp hành, Ban kiểm tra của Liên hiệp Hội. Bà Đặng Huỳnh Mai được bầu làm Chủ tịch và 51 thành viên được bầu vào Ban chấp hành Liên hiệp Hội.

         Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 6,7 triệu NKT. Tuy nhiên, toàn quốc chưa có một tổ chức chung của NKT và vì NKT. Vì vậy, ngày 14/10/2010, Bộ Nội vụ đã có quyết định số 1179 QĐ-BNV cho phép thành lập Liên hiệp hội về NKT Việt Nam.

         Liên hiệp Hội mong muốn liên kết, phối hợp với các nguồn lực xã hội tạo điều kiện để cộng đồng NKT giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và được đối xử bình đẳng trước xã hội. Do đó, Liên hiệp Hội đã đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2011-2015: mỗi năm sẽ thiết kế trên 6 dự án, trong đó trên 3 dự án được tài trợ; thực hiện được trên 4 hợp đồng tư vấn trong lĩnh vực liên quan đến chính sách an sinh của NKT; hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác xã hội của NKT. Ngoài ra, Liên hiệp Hội còn tham gia đóng góp, xây dựng và thúc đẩy việc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước về khuyết tật và Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, đại diện cho NKT Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, tham dự các hội nghị quốc tế, hội nhập, hợp tác quốc tế về lĩnh vực NKT.

        Đại hội Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam đã đánh dấu cho sự phát triển của phong trào khuyết tật tại Việt Nam.
tvtrung_vnymca k1 - Rakhoi@

LỄ KẾT NẠP HỘI VIÊN CỦA HỘI ĐỒNG (BREC) Tại Tp. HỒ CHÍ MINH

 
“Lễ kết nạp Hội viên mới của Hội Đồng Tư vấn Doanh nghiệp về việc làm Cho Người khuyết tật (BREC) TP. Hồ Chí Minh”
Sáng ngày 31/03/2011 tại hội trường B thuộc trường Đại Học Dân Lập Văn Lang diễn ra Lễ kết nạp Hội viên "Hội đồng tư vấn người sử dụng lao động về việc làm cho người khuyết tật" dưới sự tham dự của Nhiều doanh nghiệp và cơ sở trung tâm bảo trợ người tàn tật Tp. Hồ Chí Minh.
Đây cũng là một phần trong dự án có tên gọi "Hòa nhập cho người khuyết tật VN" do BREC khởi xướng, được VNAH và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ.
Khai mạc buổi lễ
Các thành viên tham gia
“Lễ kết nạp Hội viên mới của Hội Đồng Tư vấn Doanh nghiệp 
về việc làm Cho Người khuyết tật (BREC) TP. Hồ Chí Minh”
Báo cáo Doanh nghiệp về vấn đề việc làm cho ngừoi khuyết tật
Đại diện (BREC) thuyết trình ý nghĩa “Dãy băng xanh”
Và mục tiêu thành lập hội đồng (BREC)
Trao bằng khen cho Doanh nghiệp và hội bảo trợ NKT hoạt động trong năm qua
Thảo luận giữa Doanh Nghiệp – thành viên (BREC)
Mục tiêu – Định hướng việc làm cho người khuyết tật
Bế mạc là tham quan nơi đào tạo nghề cho NKT của ĐH Dân Lập – Văn Lang
 
Chia sẻ của Thầy Phan Việt Dũng về phương pháp đào tạo CNTT cho NKT
Kết thúc buổi lễ như một lời nhắn gởi động viên nhau cùng hỗ trợ tạo việc làm và giúp NKT hội nhập cộng đồng trong thời đại xã hội hòa nhập – phát triển.
tvtrung_vnymca k1 - Rakhoi@

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VN

Hiện cả nước có 5,3 triệu Người Khuyết Tật (NKT), chiếm hơn 6,34% dân số, trong số đó khoảng 1,1 triệu NKT nặng. Toàn TP.HCM có khoảng 36.000 NKT, trong đó có 4.000 NKT đi làm...
Nguyên nhân gây nên khuyết tật là do bị tật bẩm sinh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chiến tranh, thiếu kiến thức…Mặt khác, đa số người khuyết tật đều sống chủ yếu ở nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp nên họ rất thiệt thòi vì không nắm bắt được những thông tin, chế độ, chính sách, văn hóa  liên quan đến NKT.

Hướng nghiệp cho người khuyết tật

 
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2000, CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM đã theo đuổi mục tiêu giúp những người khuyết tật có nơi rèn luyện nhân cách sống và ý chí phấn đấu để hòa nhập cộng đồng.

Tại đây, họ không chỉ được hướng nghiệp, học tập, tạo việc làm mà còn có thể tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, sinh hoạt cùng những người đồng cảnh ngộ. Với mục tiêu mang tính nhân văn ấy và nhờ vào những hoạt động thực sự bổ ích, CLB đã thu hút sự tham gia của đông đảo học viên là những người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ, con thương binh, bệnh binh…
Bên cạnh việc dạy và học, CLB cũng đã kết hợp tổ chức các hội thi và lưu diễn nhiều đợt văn nghệ thường niên có tính chất cộng đồng như: chương trình “Trung Thu của em”, chương trình “Giáng Sinh vì cộng đồng” tại Đầm Sen, chương trình văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Người khuyết tật” diễn ra tại Suối Tiên…

Đặc biệt, CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM đã tham gia giao lưu văn hóa giữa các nước Malaysia, Singapore và Việt Nam. Riêng đội văn nghệ CLB đã đạt được nhiều thành tích cao trong các Hội thi Văn nghệ - Thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc, như tại Hội thi lần thứ IV ở Đà Nẵng, CLB đã đạt được 22 huy chương vàng ở các bộ môn.
Ngoài ra, CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM còn là một trong những nơi đi đầu về các hoạt động xã hội như: vận động cấp xe lăn, trao tặng học bổng, quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, đồng bào bị thiên tai lũ lụt miền Trung.
Bên cạnh đó, CLB còn thường xuyên trao tặng quà cho các hội viên của CLB và những người khuyết tật của các mái ấm, nhà mở trêng địa bàn Thành phố.

Từ những hoạt động ý nghĩa này, CLB đã vực dậy niềm tin của các học viên là những người khuyết tật, giúp họ ý thức được việc phải cố gắng hơn nữa trong cuộc sống nhằm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Qua đó, họ sẽ phấn đấu hơn nữa trong học tập, rèn luyện tại CLB để có được việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp.

Nâng cao chất lượng dạy học, mở rộng cơ hội việc làm

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM vẫn không ngừng mở rộng ngành đạo tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc theo đúng chuyên môn của mình.
Hiện tại, CLB đang có 3 lớp đào tạo về CNTT, đó là các lớp tin học căn bản, tin học văn phòng và đồ họa vi tính. Những học viên sau khi tốt nghiệp các lớp này có thể thi lấy chứng chỉ do Sở GD&ĐT TP.HCM cấp.


Bên cạnh các lớp học về CNTT, còn phải kể đến các lớp Anh văn căn bản, nhạc lý căn bản thu hút nhiều học viên theo học. Riêng về mảng dạy nghề, CLB cũng có hai lớp dạy kết cườm mỹ nghệ và tranh thêu tay mỹ nghệ giúp học viên nắm bắt các kỹ năng một cách thuần thục, tạo cơ sở để phát triển ngành nghề sau này và dễ dàng xin việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở.


Đội ngũ giáo viên, nhân viên tại CLB đa số là những người có chuyên môn cao, sự nhiệt tâm với người khuyết tật. Ngoài công tác tại CLB, những giáo viên tại đây còn thường xuyên trau dồi kỹ năng sư phạm bằng việc nhận dạy hợp đồng tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM.

Bên cạnh đó, CLB còn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ từ những giáo viên tình nguyện là giảng viên của các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, ĐH, CĐ, vì thế nên công tác dạy và học tại CLB không ngừng được nâng cao.

Chị Nguyễn Thị Bon, đại diện Ban chủ nhiệm CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM cho biết: “Vì CLB là nơi đào tạo hướng nghiệp nên trong quá trình đào tạo luôn chú ý đến những kiến thức thực tế để sau này học viên dễ dàng tìm việc. Đối với các lớp học về CNTT, CLB không chỉ dừng lại ở việc dạy lý thuyết mà còn thường xuyên mở các buổi chuyên đề thực hành trên nền tảng kiến thức đã được học”. “Có nhiều trường hợp, học viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức đồ họa nhưng vẫn chưa tự tạo ra được sản phẩm, CLB vẫn nhận về đào tạo lại một khóa chuyên về các ấn phẩm đồ họa. Bên cạnh việc dạy học, giáo viên của CLB còn truyền đạt các kỹ năng cần thiết khi đi làm, vì thế sau khi kết thúc các khóa học, các bạn học viên được cấp chứng chỉ rất tự tin đi xin việc ở nhiều nơi.”, chị Bon chia sẻ thêm.

Chính nhờ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô và mô hình đào tạo chuyên nghiệp nên trong năm 2010, CLB Hướng nghiệp khuyết tật Trẻ TP.HCM đã có được kết quả rất khả quan. Trong tổng số 144 học viên theo học đã có đến 94% học viên được cấp chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp.

CLB cũng đã giới thiệu và tạo việc làm cho 51 học viên sau khi tốt nghiệp, trong số đó có 32 học viên được giải quyết việc làm tại chỗ, những học viên còn lại được giới thiệu làm việc ở những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan cần lao động.

Ngọc Khôi
Bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 64 ra ngày 30/5/2011